Thị trường ngày 15/8: Giá dầu và vàng cùng giảm, quặng sắt, thép, cao su đồng loạt tăng cao

Thị trường ngày 15/8: Giá dầu và vàng cùng giảm, quặng sắt, thép, cao su đồng loạt tăng cao

tháng 8 14, 2020

Ảnh minh họa.

Chốt phiên giao dịch ngày 14/8, giá dầu tiếp đà giảm, vàng có tuần giảm mạnh nhất 5 tháng, trong khi khí tự nhiên cao nhất 8 tháng, đường cao nhất 5 tháng, đồng, quặng sắt, thép, cao su đồng loạt tăng.

Giá dầu tiếp đà giảm

Giá dầu giảm do lo ngại nhu cầu từ các hạn chế đại dịch Covid-19 sẽ hồi phục chậm hơn so với dự kiến, trong khi nguồn cung tăng làm lu mờ lạc quan về tồn trữ dầu thô và nhiên liệu giảm.

Chốt phiên giao dịch ngày 14/8, dầu thô Brent giảm 16 US cent xuống 44,8 USD/thùng và dầu thô Tây Texas WTI giảm 23 US cent xuống 42,01 USD/thùng. Tuy nhiên, tính chung cả tuần giá dầu Brent tăng 0,9% và dầu WTI tăng 1,9%.

Giá dầu chịu áp lực giảm khi Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) và Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đều hạ dự báo nhu cầu dầu năm 2020. Trong khi đó, OPEC và các đồng minh tăng sản lượng trong tháng này.https://dautusieuloinhuan29.com/100-trieu-dau-tu-gi/

Giá khí tự nhiên cao nhất 8 tháng

Giá khí tự nhiên tại Mỹ tăng cao nhất kể từ tháng 12/2019 do xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng tăng, dự báo thời tiết vẫn nóng và nhu cầu điều hòa tăng cao đến cuối tháng 8/2020.

Giá khí tự nhiên kỳ hạn tháng 9/2020 trên sàn New York tăng17,4 US cent tương đương 8% lên 2,356 USD/mmBTU, cao nhất kể từ ngày 5/12/2019. Tính chung cả tuần, giá khí tự nhiên tăng 5% sau khi tăng 24% trong tuần trước đó.

Giá vàng có tuần giảm mạnh nhất kể từ tháng 3/2020

Giá vàng giảm và có tuần giảm mạnh nhất kể từ tháng 3/2020, do lợi suất trái phiếu Mỹ tăng và 1 dự luật kích thích của Mỹ nhằm vực dậy nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi virus corona bị bế tắc, đã làm giảm sức hấp dẫn đối với vàng. 

Vàng giao ngay trên sàn LBMA giảm 0,5% xuống 1.943,18 USD/ounce và vàng kỳ hạn tháng 12/2020 trên sàn New York giảm 1% xuống 1.949,8 USD/ounce.

Tính chung trong tuần này, giá vàng giảm 4,5% sau khi đạt mức cao kỷ lục (2.072,5 USD/ounce) trong ngày 7/8/2020 và tăng trong 9 tuần liên tiếp trước đó,

Giá vàng chịu áp lực giảm do số liệu kinh tế yếu kém bao gồm sự thất vọng về doanh số bán lẻ của Mỹ. Đồng thời, lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Mỹ tăng lên mức cao nhất gần 7 tuần và kỳ vọng về gói cứu trợ virus corona mới của Mỹ suy giảm.

Giá đồng tăng

Giá đồng tăng khi số liệu công nghiệp từ nước tiêu thụ hàng đầu – Trung Quốc – cho thấy nền kinh tế hồi phục vững, thúc đẩy giá đồng có tuần tăng đầu tiên trong 1 tháng.

Giá đồng giao sau 3 tháng trên sàn London tăng 1,9% lên 6.371,5 USD/tấn và có tuần tăng 1% - tuần tăng đầu tiên kể từ giữa tháng 7/2020.

Giá đồng tăng trở lại kể từ giữa tháng 7/2020 sau khi đạt mức cao nhất 2 năm do lo ngại nguồn cung suy giảm.


Sản lượng công nghiệp trong tháng 7/2020 của Trung Quốc tăng tương đương với mức tăng trong tháng 6/2020, song vẫn thấp hơn so với dự báo của các nhà phân tích. Tuy nhiên, số liệu vẫn cho thấy nền kinh tế tại Trung Quốc – nước tiêu thụ đồng lớn nhất thế giới – tiếp tục hồi phục.

Giá đồng cũng được hỗ trợ bởi tồn trữ đồng tại London chạm 54.102 tấn -thấp nhất kể từ tháng 3/2019.

Giá quặng sắt và thép đều tăng

Giá quặng sắt tại Trung Quốc tăng và có tuần tăng thứ 6 liên tiếp, được hỗ trợ bởi nhu cầu từ các nhà sản xuất thép tăng và lo ngại nguồn cung kéo dài do khủng hoảng virus corona.

Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 1/2021 trên sàn Đại Liên tăng 1,8% lên 839 CNY (120,81 USD)/tấn. Tính chung cả tuần, giá quặng sắt tăng 0,8%.

Sản lượng thép thô của Trung Quốc trong tháng 7/2020 tăng 1,9% so với tháng 6/2020 lên mức cao kỷ lục 93,36 triệu tấn. Công suất sử dụng hàng tuần tại các lò cao của 247 nhà máy thép tính đến ngày 14/8/2020 tăng tuần thứ 4 liên tiếp lên 95,16%, công ty tư vấn Mysteel cho biết.

Đồng thời, trên sàn Thượng Hải giá thép cây kỳ hạn tháng 10/2020 tăng 0,3% lên 3.799 CNY/tấn, giá thép cuộn cán nóng tăng 0,3% lên 3.926 CNY/tấn. Giá thép không gỉ tăng 1,4% lên 14.380 CNY/tấn.

Giá cao su tại Osaka tiếp đà tăng

Giá cao su tại Osaka tăng theo xu hướng thị trường cao su tại Thượng Hải tăng, song có tuần giảm đầu tiên trong 5 tuần khi các nhà đầu tư tập trung vào các cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung.

Giá cao su kỳ hạn tháng 1/2021 trên sàn Osaka tăng 2,3 JPY tương đương 1,3% lên 175,6 JPY (1,65 USD)/kg. Tính chung cả tuần, giá cao su giảm 1,2%.

Đồng thời, giá cao su kỳ hạn tháng 1/2021 trên sàn Thượng Hải tăng 120 CNY lên 12.435 CNY (1.788 USD)/tấn. Nếu có 100 triệu đầu tư gì mang lại giá tri tài sản gia tăng lớn nhất.

Giá đường vẫn cao nhất 5 tháng

Giá đường tăng lên mức cao nhất 5 tháng do hoạt động thúc đẩy mua vào, cùng với triển vọng sản lượng tại Thái Lan và Nga suy giảm.

Giá đường thô kỳ hạn tháng 10/2020 trên sàn ICE không thay đổi ở mức 13,1 US cent/lb, trong phiên có lúc đạt 13,28 US cent/lb, cao nhất 5 tháng.

Đồng thời, giá đường trắng giao cùng kỳ hạn trên sàn London tăng 0,7 USD tương đương 0,2% lên 381,2 USD/tấn.

Các đại lý cho biết, sự sụt giảm mạnh sản lượng tại nước xuất khẩu – Thái Lan – niên vụ 2019/20 và dự kiến sẽ suy giảm hơn nữa trong niên vụ 2020/21 cũng hỗ trợ giá đường. Đồng thời, lo ngại về triển vọng sản lượng tại 2 thị trường Nga và EU được bù đắp bởi sản lượng tại Brazil tăng mạnh.

Czarnikow cho biết, hoạt động mua đường của Trung Quốc từ Brazil trong quý 3/2020 sẽ đạt 1,15 triệu tấn, tăng hơn 145% so với quý 3/2019.

Giá cà phê diễn biến trái chiều

Giá cà phê Arabica kỳ hạn tháng 12/2020 trên sàn ICE giảm 1,65 US cent tương đương 1,4% xuống 1,1645 USD/lb. Trong khi đó, giá cà phê robusta kỳ hạn tháng 11/2020 trên sàn London tăng 2 USD tương đương 0,1% lên 1.384 USD/tấn.

Giá ngô và đậu tương giảm, lúa mì tăng

Giá ngô tại Mỹ giảm, khi các thương nhân xem xét số liệu diện tích trồng ngô Liên bang và đánh giá về mức độ thiệt hại của cơn bão tại trung tây Mỹ.

Trên sàn Chicago, giá ngô kỳ hạn tháng 12/2020 giảm 0,22% xuống 3,38 USD/bushel, giá đậu tương kỳ hạn tháng 9/2020 giảm 0,08% xuống 8,98-3/4 USD/bushel, trong khi giá lúa mì kỳ hạn tháng 9/2020 tăng 0,65% lên 5 USD/bushel.

Giá dầu cọ tăng

Giá dầu cọ tại Malaysia tăng trở lại sau khi giảm trong đầu phiên giao dịch, được hỗ trợ bởi lo ngại sản lượng giảm và theo xu hướng các loại dầu thực vật khác tăng, song có tuần giảm do lo ngại về nhu cầu xuất khẩu.

Giá dầu cọ kỳ hạn tháng 10/2020 trên sàn Bursa Malaysia tăng 8 ringgit tương đương 0,29% lên 2.724 ringgit (649,5 USD)/tấn, sau khi giảm 1,2% trong đầu phiên giao dịch và có phiên tăng thứ 3 liên tiếp.

Lạc quan về sự phục hồi nhu cầu từ đại dịch Covid-19 và thận trọng về sản lượng tại Malaysia và Indonesia suy giảm, thương nhân có trụ sở tại Singapore cho biết.

Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng ngày 15/8
Người dân TP HCM có thể sẽ đóng thêm tiền dịch vụ thoát nước

Người dân TP HCM có thể sẽ đóng thêm tiền dịch vụ thoát nước

tháng 8 14, 2020
(NLĐO) - Sở Xây dựng TP HCM vừa đề xuất UBND TP thu tiền dịch vụ thoát nước. Nếu đề xuất này được chấp thuận, giá tiền nước sạch và dịch vụ thoát nước bình quân mà người dân phải trả cho 1 m3 trong năm 2020 là 11.029 đồng; năm 2021 là 12.198 đồng.

Sở Xây dựng TP HCM vừa gửi UBND TP Tờ trình về việc ban hành giá dịch vụ thoát nước trên địa bàn TP giai đoạn 2020-2024, sau khi lấy ý kiến các sở - ngành liên quan.


Theo đó, giá dịch vụ thoát nước bình quân năm 2020 trên 1 m3 là 1.430 đồng (chưa gồm thuế giá trị gia tăng); năm 2021 là 2.033 đồng; năm 2022 là 2.694 đồng; năm 2023 là 3.426 đồng và có mức 4.237 đồng vào năm 2024.

Việc thu phí sẽ áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình (gọi chung là hộ thoát nước) có xả nước thải vào hệ thống thoát nước trên TP. Hộ thoát nước đã đóng tiền dịch vụ thoát nước không phải trả phí bảo vệ môi trường.

Công nhân thoát nước vớt bùn, rác dưới cống thoát nước (Ảnh: Lê Phong)

Về phương thức thu, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn TNHH MTV (Sawaco) sẽ căn cứ vào khối lượng nước tiêu thụ hàng tháng của hộ dân thông qua hóa đơn.

Đối với các hộ không sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước Sawaco tiếp tục đóng phí bảo vệ môi trường. Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng phương án thu tiền dịch vụ đối với nhóm này.

Nguồn thu từ dịch vụ thoát nước thải được để lại 1% để dành chi trả cho dịch vụ đi thu; đóng các loại thuế và nghĩa vụ tài chính (nếu có). Phần còn lại nộp vào ngân sách để đầu tư, duy trì, phát triển hệ thống thoát nước...

So sánh mức giá thu dịch vụ thoát nước của Hải Phòng, Đà Nẵng, Thái Nguyên, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Hà Nội (đang đề xuất thu trong năm 2020 với mức 1.895-2.645 đồng/ m3)..., Sở Xây dựng cho rằng mức thu của TP tương đối thấp.-https://dautusieuloinhuan29.com/300-trieu-dau-tu-gi/

Nếu đề xuất này được chấp thuận, giá tiền nước sạch và dịch vụ thoát nước bình quân mà người dân phải trả cho 1 m3 trong năm 2020 là 11.029 đồng; năm 2021 là 12.198 đồng; năm 2022 là 13.469 đồng; năm 2023 là 14.848 đồng; năm 2024 là 16.344 đồng. Số tiền này chưa tính 10% thuế giá trị gia tăng.

Trước đó, từ ngày 15-11-2019, giá bán nước sạch ở TP giai đoạn 2019-2022 tăng trung bình từ 5-7% mỗi năm, sau đề xuất của Sawaco. Đơn vị này cho biết giá nước từ năm 2013-2019 chưa được điều chỉnh khiến tình hình tài chính của tổng công ty bị ảnh hưởng khi phải đảm bảo, duy trì tỷ lệ 100% hộ dân được sử dụng nước sạch và thực hiện nhiệm vụ chính trị, an sinh xã hội.

Hiện nhiệm vụ quản lý hệ thống thoát nước do Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật TP (trực thuộc Sở Xây dựng) đảm nhiệm, sau khi tổ chức lại 4 khu quản lý giao thông đô thị, Trung tâm Quản lý đường hầm sông Sài Gòn và Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước TP.
Mỹ sẽ loại doanh nghiệp Trung Quốc không đạt chuẩn khỏi sàn chứng khoán

Mỹ sẽ loại doanh nghiệp Trung Quốc không đạt chuẩn khỏi sàn chứng khoán

tháng 8 10, 2020
TTO - Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin ngày 10-8 (giờ địa phương) tuyên bố đến cuối năm 2021, các công ty Trung Quốc và nước ngoài sẽ bị loại khỏi các sàn chứng khoán Mỹ nếu không đáp ứng được các tiêu chuẩn kế toán của Mỹ.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin (trái) phát biểu bên cạnh Tổng thống Donald Trump trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng ngày 10-8 - Ảnh: REUTERS (công ty nhật nam)

Ông Mnuchin và một số quan chức khác đã đề xuất kế hoạch trên cho Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Mỹ (SEC) tuần trước. Mục đích của động thái này nhằm đảm bảo các doanh nghiệp Trung Quốc phải đáp ứng đủ chuẩn mực như doanh nghiệp Mỹ.

Theo tờ New York Times, trong buổi họp báo tại Nhà Trắng hôm 10-8, ông Mnuchin cho biết SEC sẽ áp dụng các đề xuất mới.

"Cho đến cuối năm sau, họ buộc phải tuân thủ các tiêu chuẩn kế toán hoặc sẽ bị loại khỏi các sàn giao dịch", ông tuyên bố.

Các đề xuất mới là một phần nỗ lực của Nhà Trắng nhằm điều chỉnh lại "sự mất cân đối lớn" trong quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.


Tình hình căng thẳng trong quan hệ Mỹ - Trung đã bị đẩy lên cao trong những tháng qua vì cách Trung Quốc xử lý vấn đề đại dịch COVID-19, Hong Kong và quyền con người.

Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố Trung Quốc đã không giữ cam kết mua thêm hàng hóa Mỹ theo thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 được ký hồi tháng 1-2020.

"Chúng tôi đã tạo ra thỏa thuận giai đoạn 1 và đó là một thỏa thuận tuyệt vời. Bỗng nhiên, thỏa thuận này lại hóa ra nhỏ bé trong tổng quan nhập khẩu hàng hóa", ông Trump nói với báo chí.

Ông Trump cũng tuyên bố, dù Trung Quốc có tăng mua hàng Mỹ theo thỏa thuận thương mại, điều này cũng "không bao giờ bù đắp được thiệt hại về nhân mạng của Mỹ và toàn thế giới".

Ông Trump cũng kêu gọi Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) ngừng xem Trung Quốc là một quốc gia đang phát triển. Ông cho rằng việc làm này đã cho Bắc Kinh những lợi thế bất công so với Mỹ và những nước khác.https://dautusieuloinhuan29.com/100-trieu-dau-tu-gi/

Trung Quốc ngược lại cho rằng đây là điều đúng đắn vì nhiều khu vực của nước này vẫn đang phát triển.
Thị trường ngày 1/8: Giá dầu, vàng, quặng sắt,… đồng loạt tăng mạnh

Thị trường ngày 1/8: Giá dầu, vàng, quặng sắt,… đồng loạt tăng mạnh

tháng 8 02, 2020
Ảnh minh họa.
Chốt phiên đêm qua, giá hầu hết các mặt hàng dầu, vàng, khí đốt, đồng, quặng sắt, đường... đồng loạt tăng.

Giá dầu tăng do Mỹ báo cáo cắt giảm sản lượng kỷ lục

Giá dầu tăng trong phiên cuối tuần và có tháng tăng tiếp theo, hưởng lợi từ tin tức sản lượng dầu của Mỹ trong tháng 5 cắt giảm kỷ lục.

Chốt phiên 31/7 dầu thô Brent tăng 37 US cent hay 0,9% lên 43,31 USD/thùng. Dầu thô Mỹ tăng 35 US cent hay 0,9% lên 40,27 USD/thùng sau khi giảm 3,3% trong phiên trước. Dầu thô Brent có tháng tăng thứ 4 liên tiếp, còn WTI tăng tháng thứ 3.

Trong báo cáo hàng tháng, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ cho biết sản lượng dầu thô của Mỹ giảm trong tháng 5/2020, giảm kỷ lục 2 triệu thùng/ngày xuống 10 triệu thung/ngày.

Triển vọng kinh tế toàn cầu lại suy yếu, với số ca nhiễm virus corona ngày càng tăng làm tăng nguy cơ việc phong tỏa mới và đe dọa bất kỳ sự phục hồi nào.

Lợi nhuận lọc dầu yếu hơn trên thế giới, nhu cầu dầu của Trung Quốc giảm và tồn kho dầu thô ở mức cao đã gây áp lực hơn nữa cho giá dầu.

Bjornar Tonhaugen, giám đốc thị trường dầu mỏ tại Rystad Energy có trụ sở tại Oslo, cho biết các thương nhân trong tuần tới sẽ theo dõi chặt chẽ sự gia tăng sản lượng dầu của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC và các đồng minh. Bắt đầu từ 1/8 OPEC+ sẽ tăng sản lượng khoảng 1,5 triệu thùng/ngày bổ sung vào nguồn cung toàn cầu, sau khi cắt giảm sản lượng bởi sự bùng phát của đại dịch.

Giá LNG Châu Á tăng do trì hoãn khởi động nhà máy Gorgon

Giá khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) Châu Á tăng lên mức cao nhất 4 tháng trong tuần này, do việc tiếp tục đóng cửa một dây chuyền sản xuất tại nhà máy Gorgon của Australia sau khi bảo dưỡng.

Giá LNG trung bình giao tháng 9 sang đông bắc Châu Á ước tính đạt 2,7 USD/mmBtu, tăng 0,25 USD/mmBtu so với mức tuần trước.

Gorgon đang thực hiện công việc sửa chữa sau khi kiểm tra định kỳ các bộ trao đổi nhiệt propan trong quá trình bảo trì theo kế hoạch đã phát hiện ra các vấn đề về chất lượng mối hàn.

Sự tăng giá lên mức trong tuần này là lần đầu tiên kể từ cuối tháng 3. Nhưng giá vẫn yếu hơn so với năm trước và thấp hơn khoảng 36% so với mức một năm trước.

Vàng lại tăng, bạc tăng mạnh nhất một tháng từ năm 1982

Vàng tăng trong phiên cuối tuần, gần mức cao nhất trong mọi thời đại, do USD giảm giá và những số liệu kinh tế khủng khiếp đã châm ngòi cho việc tìm kiếm an toàn trong vàng.

Vàng giao ngay tăng 0,6% lên 1.971,83 USD/tấn, trong khi vàng Mỹ kỳ hạn tháng 12 đóng cửa tăng 1% lên 1.985,9 USD/ounce.


Giá vàng giao ngày đã đạt kỷ lục 1.980,57 USD trong ngày 28/7 và tăng hơn 10% trong tháng này.

Nhà phân tích của Standard Chartered cho biết môi trường vĩ mô vẫn rất tích cực và giá tiếp tục theo dõi tỷ giá thực, sự suy yếu nghiêm trọng của USD đã giúp giá vàng tăng cao hơn.

USD theo hướng mất giá một tháng lớn nhất trong gần một thập kỷ.

Giá vàng đã tăng gần 30% trong năm nay, được thúc đẩy bởi lãi suất thấp trên toàn cầu và các gói kích thích rộng rãi từ các ngân hàng trung ương.

Bạc đã tăng 2,3% lên 24,08 USD/ounce, hướng tới tháng tăng 33%, mức tăng lớn nhất trong ghi nhận từ năm 1982, được hỗ trợ bởi nhu cầu đầu tư và trong công nghiệp.


Đồng giảm do chốt lời

Giá đồng giảm do các nhà đầu cơ chốt lời sau khi tháng 7 ghi nhận tháng tăng thứ 4 liên tiếp trong bối cảnh sự phục hồi tại nước tiêu dùng hàng đầu Trung Quốc.

Đồng trên sàn giao dịch kim loại London giảm 0,3% xuống 6.413 USD/tấn, từ bỏ mức tăng trước đó và tiếp tục giảm so với phiên trước.

Tuy nhiên, đồng vẫn tăng 6,6% trong tháng 7, tăng tháng thứ 4 liên tiếp trong bối cảnh nhu cầu phục hồi ở Trung Quốc sau khi bùng phát virus corona.

Đồng đã tăng vọt hơn 40% kể từ khi xuống mức thấp nhất trong hơn 4 năm hồi tháng 3.

Số liệu cho thấy hoạt động sản xuất của Trung Quốc trong tháng 7 tăng tốc tháng thứ 5 liên tiếp khi chỉ số PMI sản xuất đánh dấu mức cao nhất kể từ tháng 3.

Dự trữ đồng trên sàn giao dịch LME giảm xuống mức thấp mới trong 6 tháng tại 128.125 tấn, thấp nhất kể từ ngày 17/1.

Quặng sắt Đại Liên tăng tháng thứ 5 do lạc quan về nhu cầu của Trung Quốc

Giá quặng sắt Đại Liên đóng cửa tăng trong phiên cuối tháng, đánh dấu tháng tăng thứ 5 liên tiếp, do hoạt động sản xuất tại Trung Quốc tăng tốc.

Hợp đồng quặng sắt được giao dịch nhiều nhất trên sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên đóng cửa tăng 1,3% lên 849,5 CNY (121,53 USD)/tấn, có tuần tăng thứ 4 liên tiếp.

Mặt hàng này đã không quan tâm tới dự báo nhu cầu thép yếu trong tháng 7, nguy cơ nguồn cung gần đây và tồn kho tại các cảng của Trung Quốc đang tăng lên, giá giao ngay trên 100 USD/tấn gần mức cao nhất trong 12 tháng.

Hiện tại các nhà máy thép vẫn có lợi và các công ty không có động lực để giảm sản lượng. Nhu cầu của thị trường này dự kiến tiếp tục mạnh.

Hoạt động sản xuất tại nước tiêu thụ thép hàng đầu thế giới này đã mở rộng với tốc độ nhanh hơn trong tháng 7, vượt dự đoán của giới phân tích bất chấp sự gián đoạn bởi lũ lụt và số ca nhiễm virus corona trên thế giới tăng vọt.

Giá thép thanh trên sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải tăng 0,3% trong khi thép cuộn cán nóng tăng 0,9% và thép không gỉ tăng 1,7%.

Công ty khai thác quặng sắt Val SA đang xem xét mở rộng hơn nữa tại khu khai thác phức hợp phía bắc và dự kiến khởi động lại hoạt động tại khu Samarco trong tháng 12.

Cao su Nhật Bản giảm nhưng có tháng tăng thứ 4 liên tiếp

Giá cao su của Nhật Bản giảm trong phiên cuối tuần, bởi đồng JPY mạnh lên và do các nhà đầu tư chốt lời sau khi giá tăng vọt lên mức cao nhất trong hơn 7 tuần ở phiên trước, mặc dù cao su đã có tháng tăng giá thứ 4 liên tiếp.

Hợp đồng cao su Osaka kỳ hạn tháng 1 đóng cửa giảm 1,2 JPY hay 0,7% xuống 163 JPY (1,56 USD)/kg. Tính chung cả tháng cao su tăng 5,9%.

Cao su kỳ hạn tháng 9 trên sàn giao dịch Thượng Hải giảm 185 CNY xuống 10.840 CNY (1.555 USD)/tấn, sau khi đạt cao nhất kể từ đầu tháng 3 trong phiên trước.

So với đồng JPY, USD dã giảm giá và ở mức 104,36 JPY, mất 3,3% trong tháng này. Đồng JPY mạnh khiến các hàng hóa mua bằng JPY có giá thấp hơn khi mua bằng các đồng tiền khác.

Đường thô cao nhất trong 4,5 tháng

Đường thô trên sàn giao dịch ICE tăng lên mức cao nhất 4,5 tháng được hỗ trợ bởi triển vọng sản xuất yếu tại Thái Lan và một phần do USD suy yếu.

Đường thô kỳ hạn tháng 10 đóng cửa tăng 0,53 US cent hay 4,4% lên 12,64 US cent/lb, mức cao nhất kể từ ngày 10/3.

Các đại lý cho biết hạn hán có thể sản chế sản lượng tại Thái Lan, giúp bù một phần cho sản lượng tăng mạnh tại Brazil.

Một nhà môi giới trụ sở tại Mỹ cho biết các cuộc nói chuyện về Trung Quốc mua mạnh cũng thúc đẩy giá.

Đường trắng kỳ hạn tháng 10 đóng cửa tăng 13,4 USD hay 3,6% lên 381,6 USD/tấn.

Cà phê tăng

Cà phê arabica kỳ hạn tháng 9 chốt phiên tăng 3,6 US cent hay 3,1% lên 1,1895 USD/lb, cao nhất trong 3,5 tháng.

Cà phê robusta kỳ hạn tháng 9 tăng 4 USD hay 0,3% lên 1,344 USD/tấn.

Các đại lý cho biết thị trường này được hỗ trợ từ những lo ngại về khả năng gián đoạn nguồn cung tại Việt Nam nước sản xuất robusta hàng đầu thế giới do Việt Nam đang tìm cách hạn chế sự bùng phát của virus corona.

Một thương nhân Brazil cho biết có một số lo ngại về thời tiết khô hạn quá mức tại nước này có thể ảnh hưởng tới sản lượng vụ tới.

Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng ngày 01/8

Yêu cầu hành khách hạn chế nói chuyện, ăn uống khi sử dụng phương tiện công cộng

Yêu cầu hành khách hạn chế nói chuyện, ăn uống khi sử dụng phương tiện công cộng

tháng 7 27, 2020
TTO - Bộ Giao thông vận tải đưa ra yêu cầu trên trong văn bản vừa gửi các đơn vị, Sở Giao thông vận tải ngày 26-7 về tăng cường các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 trên các phương tiện vận tải hành khách.

Hành khách làm thủ tục đi máy bay tại sân bay Nội Bài chiều 26-7 - Ảnh: PHẠM TUẤN

Thực hiện kết luận của Thủ tướng tại cuộc họp Thường trực Chính phủ ngày 25-7 về phòng chống dịch COVID-19 và để đảm bảo các hoạt động giao thông vận tải được an toàn, hạn chế thấp nhất nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh COVID-19 cho người điều khiển, tiếp viên, nhân viên phục vụ và hành khách khi đi xe buýt, taxi, xe khách, tàu hỏa, máy bay, tàu thủy..., Bộ Giao thông vận tải yêu cầu các cơ quan, đơn vị thực hiện:

- Tiếp tục quán triệt các quan điểm, nguyên tắc và thực hiện nghiêm biện pháp phòng chống dịch trong tinh hình mới đã được Thủ tướng chỉ đạo tại Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 24-4-2020, tuyệt đối không chủ quan, mất cảnh giác.

- Thực hiện nghiêm các biện pháp bảo đảm an toàn, không để lây lan dịch bệnh ra cộng đồng trong thực hiện các hoạt động vận tải.

- Tổng cục Đường bộ Việt Nam, các Cục: Hàng không, Hàng hải, Đường sắt, Đường thủy nội địa phối hợp chặt chẽ với UBND tỉnh, thành phố, đặc biệt là TP. Đà Nẵng để theo dõi tình hình dịch bệnh, kịp thời hướng dẫn những vấn đề phát sinh trong phạm vi quản lý; đề xuất phương án xử lý trong trường hợp vượt thẩm quyền để Bộ Giao thông vận tải quyết định.

- Thông báo tới các đơn vị kinh doanh vận tải thực hiện nghiêm các biện pháp bảo đảm an toàn phòng chống dịch, không để lây lan dịch bệnh ra cộng đồng trong thực hiện các hoạt động vận tải hành khách.

- Trang bị dung dịch rửa tay có ít nhất 60% nồng độ cồn, dung dịch khử khuẩn, thùng rác có nắp đậy trên mọi phương tiện vận tải hành khách.

- Yêu cầu tất cả người điều khiển phương tiện, tiếp viên, người phục vụ và hành khách phải luôn đeo khẩu trang đúng cách trong khu vực nhà ga, bến tàu, bến xe... và trên các phương tiện vận tải hành khách.

- Yêu cầu hành khách trước khi lên phương tiện phải khai báo y tế điện tử bắt buộc tại nhà, chỉ khai báo y tế giấy khi không thực hiện được khai báo y tế điện tử (không áp dụng với taxi, xe buýt); kiểm tra thân nhiệt, sát khuẩn tay với hành khách; hạn chế nói chuyện, ăn uống trong chuyến đi; không khạc nhổ bừa bãi. 

Xem thêm: Xu hướng đầu tư mang giá trị đột phá 

Khuyến khích người vận chuyển thông gió tự nhiên trên các phương tiện, thực hiện khử khuẩn bề mặt phương tiện trước và ngay sau khi kết thúc chuyến đi, trong quá trình di chuyển cần khử khuẩn thường xuyên tùy tình hình thực tế.

Trong quá trình di chuyển, nếu hành khách có biều hiện sốt, ho, khó thở, cần thông báo với tiếp viên hoặc nhân viên phục vụ trên phương tiện, gọi điện cho đường dây nóng của Sở Y tế hoặc Bộ Y tế theo số điện thoại 1900 3228 hoặc 1900 9095 và đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu các hãng hàng không thực hiện nghiêm các quy định về cách ly đối với tổ bay theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Thu tiền người đọc báo online?

Thu tiền người đọc báo online?

tháng 7 25, 2020
TTO - Yêu cầu người dùng trả tiền để đọc báo online, doanh thu từ độc giả trở thành một nguồn thu của các tờ báo, làm thế nào để người đọc trả tiền cho tin tức...



Để người đọc tin tức trên báo chí online trả tiền, hiện các cơ quan báo chí còn gặp khó khăn trong việc chọn phương tiện thanh toán phù hợp - Ảnh: THANH PHONG

Đó là những nội dung được chia sẻ tại Diễn đàn "Chuyển đổi số và các mô hình kinh tế mới cho báo chí". Trên thực tế, nhiều tờ báo bị giảm doanh thu do COVID-19, nên các tờ báo đang tìm cách kiếm doanh thu từ độc giả, trong đó có việc yêu cầu người dùng trả tiền để đọc báo online.

Sụt giảm đến 60-70% doanh thu

Chia sẻ tại Diễn đàn "Chuyển đổi số và các mô hình kinh tế mới cho báo chí" ngày 22-7, ông Đỗ Công Anh, Phó Cục trưởng Cục Tin học hóa, Bộ Thông tin và Truyền thông, cho biết, các cơ quan báo chí đang đối mặt với nhiều khó khăn bởi sự sụt giảm nguồn thu từ quảng cáo, ngân sách và doanh thu bán báo.

Thống kê không đầy đủ của Bộ Thông tin và Truyền thông cho thấy, từ đầu năm 2020 đến nay, nhiều cơ quan báo chí sụt giảm đến 50%, thậm chí 60-70% doanh thu do tác động của dịch COVID-19.

Do doanh thu sụt giảm, nhiều tòa soạn đứng trước nguy cơ bị giải thể hoặc thu hẹp mô hình hoạt động. Một số tòa soạn phải xoay xở bằng cách tổ chức sự kiện, sản xuất nội dung cho Facebook, Google - Theo đánh giá của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Bên cạnh việc mất nguồn thu, báo chí còn phải đối mặt với nguy cơ mất độc giả do việc thay đổi thói quen của người dùng và sự nổi lên của các loại hình truyền thông xã hội. Việc phân phối tin tức của báo chí hiện nay cũng phụ thuộc rất lớn vào các nền tảng xuyên biên giới như Facebook, Google.

Theo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông, lượng người đọc truy cập trực tiếp hiện chỉ chiếm dưới 20% tổng lượt truy cập vào các trang báo điện tử tại Việt Nam. Trong khi đó, 50% lượt truy cập của các báo đến từ công cụ tìm kiếm Google, còn lại là các trang mạng xã hội mà chủ yếu là Facebook. "Thực tế này đòi hỏi báo chí phải có một mô hình kinh doanh mới nhằm giảm sự phụ thuộc vào nguồn thu quảng cáo và các dịch vụ xuyên biên giới" - đại diện cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực báo chí nhấn mạnh.https://dautusieuloinhuan29.com/400-trieu-dau-tu-gi/

Đại diện Cục Tin học hóa cho rằng, điều này chỉ có thể giải quyết bằng cách dùng công nghệ chuyển đổi mô hình kinh doanh của các cơ quan báo chí. Khi đó, các tòa soạn phải tận dụng được nguồn tài nguyên dồi dào của báo là dữ liệu và có kế hoạch tìm kiếm nguồn thu từ chính người đọc báo.

Thu tiền từ người đọc báo online có dễ?


Số thuê bao đọc báo online trả tiền trên thế giới - Ảnh: THANH PHONG

Số liệu của Hiệp hội Báo chí Thế giới (WAN - IFRA) cho thấy, kể từ năm 2014, tỷ trọng nguồn thu từ quảng cáo trong tổng doanh thu của các báo điện tử đang có xu hướng giảm dần. Trong khi đó, tỷ trọng nguồn thu từ độc giả lại đang theo chiều hướng tăng lên.

Người dùng đang có xu hướng quay trở lại với thói quen đọc báo trả tiền. Lượng người chấp nhận trả tiền khi đọc báo online tăng trưởng với tỷ lệ 15% mỗi năm và xu thế này vẫn còn đang tiếp tục.

Xét trên bình diện toàn cầu, chỉ 13,4 triệu người chấp nhận trả tiền để đọc báo qua mạng vào năm 2014. Tuy nhiên đến năm 2019, con số này đã là 41,3 triệu người. Tại Việt Nam, hiện đã có một số cơ quan báo chí thu phí người đọc báo điện tử, tuy vậy, số lượng này vẫn còn rất nhỏ.

Cái khó của việc triển khai thu phí người đọc báo online nằm ở thói quen tiếp nhận thông tin miễn phí của người đọc. Bên cạnh đó, sự thiếu tôn trọng bản quyền lẫn nhau giữa các cơ quan báo chí cũng khiến việc bán nội dung của các toà soạn gặp nhiều khó khăn.

Một thách thức khác khi tiến hành thu phí người đọc báo online nằm ở công cụ thanh toán. Có một thực tế là không phải ai cũng có thể sử dụng các công cụ thanh toán online.


Ông Lê Quốc Minh, Phó Tổng giám đốc TTXVN, đề xuất cần cân đối lại tỷ lệ phân chia doanh thu giữa nhà mạng và cơ quan báo chí - Ảnh: THANH PHONG

Theo ông Lê Quốc Minh - Phó Tổng giám đốc Thông tấn xã Việt Nam, đơn vị này đã chọn tài khoản viễn thông làm công cụ thanh toán cho độc giả. Tuy vậy, tỷ lệ ăn chia nhà mạng áp đặt cho tờ báo của ông là 70 - 30. Trong đó, 70% doanh thu thuộc về nhà mạng, 30% thuộc về chủ sở hữu nội dung.


Với mức chia sẻ doanh thu này, các tòa soạn chắc chắn không thể trang trải được chi phí hoạt động. Do đó, việc cân đối lại tỷ lệ ăn chia là điều mà các tòa soạn báo và nhà mạng bắt buộc phải làm.

Để có thể kiếm tiền từ độc giả online, các cơ quan báo chí sẽ phải có tư duy như của một doanh nghiệp. Lúc này, bạn đọc chính là tài sản lớn nhất của cơ quan báo chí. Báo chí phải tôn trọng độc giả của mình giống như doanh nghiệp coi khách hàng là thượng đế.
Ma trận gọi vốn đa cấp thời 4.0: Vỡ mộng đầu tư vào tiền ảo

Ma trận gọi vốn đa cấp thời 4.0: Vỡ mộng đầu tư vào tiền ảo

tháng 7 23, 2020


Tin vào những lời quảng cáo trả lãi suất cao ngất ngưởng khi đầu tư vào dự án tiền ảo, hàng triệu USD “tiền tươi thóc thật” của nhà đầu tư đang bị nhóm người của CLB Hành trình triệu đô dùng đủ trò để chiếm đoạt, rồi cao chạy xa bay.

Xem thêm: https://dautusieuloinhuan29.com/300-trieu-dau-tu-gi/

Sập bẫy trước chiêu trò tinh vi

Sau khi loạt bài “Ma trận gọi vốn đa cấp thời 4.0” của Tiền Phong đăng tải, chúng tôi nhận được nhiều phản ánh của nhà đầu tư về việc một số tổ chức đang có dấu hiệu lừa đảo, chiếm đoạt tài sản thông qua việc dụ dỗ nhà đầu tư tham gia vào dự án tiền ảo. Trong đó, điển hình nhất là CLB Hành trình triệu đô.

Anh P.T.H, một nạn nhân (Tuyên Quang) chia sẻ: Vào tháng 5/2020, ông được bà Nguyễn Thị Dung một thành viên của CLB Hành trình triệu đô giới thiệu về dự án đầu tư đồng tiền Cardano (ADA).

Theo giới thiệu của người này, đồng ADA đang là đồng tiền có tiềm năng bậc nhất trên sàn tiền ảo quốc tế. Nếu đầu tư vào đây, CLB cam kết sẽ trả lợi nhuận 5%/ngày cho đến khi nhà đầu tư thu được mức lợi nhuận 150%. Tất cả lợi nhuận, nhà đầu tư sẽ được nhận đủ trong vòng 300 ngày và được trả bằng đồng ADA.

Để thuyết phục các nhà đầu tư xuống tiền, ngày 17/5, H và một số nhà đầu tư trong nhóm được mời xuống văn phòng CLB Hành trình triệu đô (số 30 phố Đinh Núp, Cầu Giấy, Hà Nội) để gặp Ban lãnh đạo CLB.

“Tại đây, chúng tôi được Nguyễn Văn Khánh, Chủ tịch CLB cam kết, dự án sử dụng công nghệ tiên tiến nên không bao giờ sợ mất và thua lỗ. Khánh còn khoe đã giúp được hàng nghìn người kiếm được số tiền triệu USD từ đồng ADA nên nhiều người cũng tin tưởng. Ngoài mức lợi nhuận trên, nếu giới thiệu thêm người tham gia, nhà đầu tư có thể hưởng thêm từ 1-5 % hoa hồng từ dự án tương ứng từ F1-F5”, anh H nói.

Trước những lời quảng cáo đầy hấp dẫn, anh H và nhiều nhà đầu tư đã bỏ ra hàng nghìn USD để đầu tư vào tiền ảo. Để mua được đồng tiền này, nhà đầu tư phải lập một tài khoản trên trang web có địa chỉ https://cryptostake.org do CLB Hành trình triệu đô lập ra. Sau đó, mua đồng USDT (một đồng tiền điện tử khá phổ biến nhưng chưa được pháp luật Việt Nam cho phép giao dịch - PV) trên các sàn tiền ảo để chuyển sang đồng ADA. Cũng có người chuyển tiền trực tiếp cho thành viên của CLB để mua hộ.

Với thao tác đơn giản, chỉ trong vòng 10 ngày, H đã chi khoảng 5.500 USD để mua hơn 110.000 đồng ADA (với giá 0,0483 USD/ADA). Tuy nhiên, khi hàng loạt nhà đầu tư xuống tiền, nhóm Hành trình triệu đô của Nguyễn Văn Khánh bắt đầu sử dụng đủ các chiêu trò.

“Ngày 26/5, CLB trả lãi lần đầu theo đúng cam kết 5%. Nhưng một ngày sau, Khánh đưa ra lý do đồng ADA thay đổi chính sách nên chỉ trả lãi còn 1%; 4% còn lại, Khánh quy ra một đồng tiền khác chưa có giá trị được giới thiệu là đồng FlasToken (FTC)”, anh H cho hay.


Gần 1 tháng sau, khi đồng ADA ở trên sàn giao dịch tiền điện tử quốc tế liên tục tăng giá, gấp 2,5 lần, các nhà đầu tư bắt đầu nghĩ về việc hái được lợi nhuận. Nhưng đúng lúc này, trên trang web https://cryptostake.org bỗng đăng dòng thông báo: “Hệ thống bảo trì từ ngày 22/6 đến ngày 2/7 nên sẽ không trả lãi. Khi xử lý xong, sẽ tiếp tục chi trả”. Điều này khiến hàng nghìn nhà đầu tư hết sức bất ngờ.

“Hàng trăm tỷ đồng của nhà đầu tư bỏ tiền vào trang web này để mua đồng ADA đều không rút ra được. Chúng tôi gọi điện cho Nguyễn Văn Khánh và ban lãnh đạo CLB thì không bắt máy. Còn một số thành viên trong CLB trước đây làm môi giới giờ phủi trách nhiệm nói không biết, không liên quan. Đến ngày 21/7, trang web https://cryptostake.org không còn truy cập được nữa”, anh H bức xúc nói.
 
Xem thêm: Nhật Nam Group

Vỡ mộng với tiền ảo

Gần 1 tháng nay, sau khi bị CLB Hành trình triệu đô đánh sập hệ thống và có dấu hiệu chiếm đoạt số tiền đầu tư, nhiều nhà đầu tư rơi vào thế “tiến thoái lưỡng nan”, mất ăn, mất ngủ. Dù số tiền bị “đóng băng” lên đến cả trăm triệu đồng, nhưng nhiều người không dám chia sẻ với gia đình, cũng như phản ánh đến cơ quan chức năng do lo ngại đầu tư sai quy định. Thậm chí, có nạn nhân là 2 vợ chồng người khuyết tật.

Anh N.V.T, một nạn nhân đầu tư hơn 7.000 USD vào đồng ADA chia sẻ: “Đến bây giờ, chúng tôi mới nhận ra bản chất thực sự của đầu tư tiền ảo. Mấy hôm nay, anh em trong nhóm đều không làm được gì, chỉ nghĩ đến cách làm sao lấy lại được số tiền. Trước hết, cũng do bản thân thiếu hiểu biết và ham lợi nhuận. Nhưng chúng tôi mong cơ quan chức năng sớm vào cuộc giúp đỡ, xử lý những hành vi lừa đảo nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản của giới đầu tư”.

Theo tìm hiểu của phóng viên, riêng nhóm của anh P.T.H và anh N.V.T đã có gần 30 người đầu tư với số tiền bỏ ra hơn 3 tỷ đồng. Còn tính cả hệ thống mà CLB Hành trình triệu đô đã thu hút, có tới hàng nghìn người tham gia với số tiền đầu tư lên đến hàng trăm tỷ đồng. Hiện, một số thành viên bắt đầu làm đơn tố cáo gửi cơ quan chức năng.